27/05/2024 150
Nhìn qua, X-T50 vẫn giữ nguyên kiểu dáng như X-T30 và được cải tiến một số chi tiết. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến thiết kế hình bo tròn ở phần đầu và phần mở rộng nhô về phía trước thay vì thiết kế hình chữ nhật góc cạnh như trước đó. Thiết kế khá hữu ích, giúp dây máy ảnh tránh cọ vào thành máy khiến dây bị mài mòn và hỏng.
Fujifilm X-T50 có kích thước là 124x84x49mm, trong đó thân máy dày 34mm. Với kích thước này, có thể thấy X-T50 rộng hơn khoảng 6mm, cao hơn 1mm và dày hơn 2mm so với XT30. Sự khác biệt nhỏ về kích thước này không đáng kể, bạn sẽ khó có thể nhận thấy bất kỳ điểm khác biệt nào về kích thước tổng thể nếu không đặt cả hai chiếc máy ảnh cạnh nhau.
Bên cạnh đó, trọng lượng của X-T50 là 440g (bao gồm cả pin), nặng hơn X-T30 khoảng 60g. So với XT5, XT50 nhẹ hơn hẳn 100g, mang lại sự nhỏ gọn vượt trội cho thiết bị, mang lại sự thoải mái hơn cho việc cầm máy trong cả ngày dài.
Báng cầm của X-T50 được mở rộng hơn so với phiên bản tiền nhiệm nhưng độ sâu có phần kém hơn. Hình dáng mới của báng cầm này khá giống với thiết kế ở máy ảnh Fujifilm X-T5, cho phép cầm nắm chắc chắn hơn.
Mặc dù báng cầm được mở rộng và cho độ bám tốt hơn hơn so với các phiên bản X-T30 nhưng kích thước của nó khá nhỏ nên việc cầm nắm X-T50 không thực sự được thoải mái như khi cầm X-T5 trong tay. Tất nhiên, việc đánh giá này là chủ quan của cá nhân, có thể bạn sẽ thích cầm nằm X-T50 hơn vì nó khá nhỏ gọn chẳng hạn.
Thoạt nhìn có thể thấy các nút điều khiển của X-T50 trông tương tự như X-T30. Đặc biệt là ở phía trên bên phải, mặt ngoài và mặt trong vẫn giữ vòng xoay cho phép truy cập dễ dàng bằng ngón trỏ và ngón cái. Phía mặt trên là nút xoay tốc độ màn trập chuyên dụng, phạm vi điều chỉnh từ 1/4000s - 1s với mức tăng một điểm dừng. Ngoài ra, ở vị trí T còn cho phép bạn chụp phơi sáng lâu vượt qua thời gian 30s thông thường thành 1, 2 4, 8 và thậm chí lên đến 15 phút mà không cần bộ hẹn giờ Bulb hay cáp nhả. Tuy đây không phải là một tính năng mới nhưng lại là tính năng quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia có nhu cầu chụp phơi sáng lâu.
Sự cải tiến mới ở đây phải kể đến nút AEL của máy ảnh. Nút này đã được di chuyển lên đầu trong 3 nút điều khiển ở mặt sau máy ảnh thay vì nằm cạnh nút xoay lệnh như phiên bản tiềm nhiệm. Trong khi đó, nút Q Menu vẫn nằm ở cuối báng cầm ngón tay cái phía sau.
Đặc biệt, X-T50 được trang bị phím điều khiển AF lấy nét như X-T5 nhưng được đặt sâu hơn một chút về phía sau thân máy. Việc bố trí này khiến việc điều khiển máy ảnh thông qua nút này khó khăn hơn một chút so với X-T5. Đồng thời, thiết kế này cũng không thực sự phát huy được ưu thế trong lần cải tiến này khi Fujifilm tích hợp tính năng lấy nét tự động trên đó. Điều này có nghĩa là bạn không cần thiết lập AF chính xác lên đối tượng đã chọn để chụp, mà chỉ cần miễn là bạn đang cố chụp một trong những đối tượng máy ảnh có thể nhận ra. Bên cạnh đó, chế độ nhận diện khuôn mặt và nhận dạng chủ thể của X-T50 được thiết kế hoàn toàn riêng rẽ, cho phép bạn có thể cài đặt một nút để bật tắt Eye AF.
Thêm vào đó, X-T50 được thiết kế vòng xoay lựa chọn bộ lọc màu mới, cho phép bạn có thể điều chỉnh các chế độ màu Film Simulations nhanh chóng. Bên cạnh đó, trên nút điều khiển này cũng được lập trình 3 vị trí FS tùy chỉnh bổ sung, ở vị trí này bạn có thể lưu lại thông số chụp và gắn để làm bộ lọc mới hoặc chỉ định các bộ lọc màu yêu thích khác. Tuy nhiên, việc thêm vòng xoay Film Simulations cũng đã khiến Fujifilm phải bổ đi vòng xoay điều chỉnh ISO. Điều này cũng gây ra những bất tiện không nhỏ cho người dùng đã quen sử dụng điều chỉnh ISO thông qua vòng xoay nhanh chóng ở dòng máy trước đó.
X-T50 vẫn sử dụng kính ngắm OLED 2,36M điểm, có độ phóng đại 0,62x. So với các sản phẩm cùng loại ở cùng mức giá thì đây đây không phải là điểm nổi bật cho lắm của máy ảnh này. Ngoài ra, XT50 vẫn giữ nguyên thiết kế màn hình cảm ứng LCD trước đó với khả năng nghiêng lên và nghiêng xuống, giúp bạn dễ dàng ghi lại những góc quay độc đáo.
Về khe cắm và cổng kết nối, X-T50 vẫn giữ khe cắm thẻ nhớ SD UHS-II đơn thông thường với sự xuất hiện của giắc cắm micro 3,5mm, cổng USB-C và khe thẻ nhớ Micro HDMI. Mặc dù, không có giắc cắm tai nghe chuyên dụng nhưng bạn vẫn có thể kết nối tai nghe thông qua bộ chuyển đổi 3.5mm đi kèm khi mua máy.
Pin của XT50 được sạc qua cổng USB-C giống như các thân máy ảnh Fujifilm trước đây. Đồng thời cổng này cũng cho phép máy ảnh hoạt động như một chiếc webcam tiêu chuẩn, hỗ trợ phát video trực tiếp theo lý thuyết là 4K, tuy nhiên khi tiến hành phát sóng trên Youtube chỉ được ở mức 1080 60p.
Khác với X-T5, X-T50 được tích hợp đèn flash nằm mặt trên của máy ảnh, khi kích hoạt đèn sẽ tự động bật lên, hỗ trợ bạn khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng.
Tương tự như mẫu pin của phiên bản X-T trước đó, X-T50 vẫn sử dụng pin NP-W126S cho khả năng chụp không quá ấn tượng với 305 tấm mỗi lần sạc và 45 phút cho các cảnh quay 6,2K, 4K hoặc Full HD. Trong khi đó, với giá tiền chỉ nhỉnh hơn chút XT5 cho dung lượng pin lớn gấp đôi với 680 khung hình. Do đó, thời lượng pin của thiết bị vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhiều người dùng ở lần ra mắt này. Đây có thể coi là điểm trừ khá lớn cho của nó.
Mặc dù thời lượng pin của thiết bị không quá lớn nhưng bù lại cảm biến và bộ xử lý hình ảnh của XT50 được nâng cấp đáng kể. Cảm biến X-Trans 40MP và Bộ xử lý X 5 mang lại cho thiết bị chất lượng hình ảnh tương đương các dòng máy ảnh hàng đầu hiện nay như X-T5, X-H2. X-T50 còn được coi là bản thay thế cho X100VI bởi bộ lõi bên trong của 2 máy này khá là giống nhau. Một số nhiếp ảnh gia đánh giá Fujifilm X-T50 nhỉnh hơn so với X100VI khi có thể thay đổi ống kính, cho khả năng chụp ở nhiều góc nhìn hơn.
Chất lượng hình ảnh của X-T50 có độ chi tiết cao, Dynamic Range ấn tượng cùng khả năng chụp thiếu sáng hoàn hảo. Thiết bị có thể chụp ảnh tĩnh ở chế độ JPEG trong phạm vi ISO 64-3200 mà không bị noise. Tuy nhiên, khi tăng ISO lên đến 6400 ảnh sẽ hơi bị noise và ảnh sẽ đặc biệt bị noise nặng khi chụp ISO ở mức 12800-25600, do đó cần tránh tăng ISO quá cao khi chụp để có được bức hình sắc nét nhất.
X-T50 sở hữu bộ xử lý X-Processor 5, cho phép lấy nét và phát hiện chủ thể hiệu quả hơn so với X-T30, đạt được mức hiệu suất như X-T5. Bên cạnh đó, máy ảnh có thể chọn chế độ chụp lấy nét thủ công để lấy nét giữa động vật, chim, ô tô, xe đạp, máy bay hoặc tàu hỏa.
Giống như X-S20 trước đó, tính năng bắt nét chủ thể tự động của X-T50 chỉ khả dụng khi cài đặt ở chế độ Auto hoàn toàn. Thiết bị cho khả năng phát hiện và chuyển đổi lấy nét nhanh chóng giữa các chủ thể ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua. Tuy nó không chính xác 100% nhưng đủ hiệu quả để thay thế cho lựa chọn lấy nét thủ công.
Mặc dù chất lượng hình ảnh của thiết bị có chất lượng giống hệt như X-T5 nhưng tốc độ chụp của nó thì không. X-T50 có thể đạt tốc độ chụp 8 khung hình/giây với màn trập cơ,chỉ gần bằng một nửa tốc độ chụp ở chế độ liên tục của X-T5 và lên tới 20 khung hình/giây với màn trập điện tử.
Một trong những nâng cấp lớn, đáng chú ý nhất của X-T50 đó chính là tính năng chống rung trong thân máy IBIS 7 Stops lần đầu tiên có mặt trong dòng X-T. Khi thử nghiệm chụp với ống kính Fujifilm XF 16-50mm f/2.8-4.8 R LM WR ở chế độ tắt IBIS, tiêu cự 50mm, hình ảnh bị rung nhẹ như X-T30. Ngược lại, khi bật chế độ IBIS, bức ảnh chụp được có độ ổn định hơn nhiều. Điều này cũng cho phép bạn có thể chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm thấp hơn nhiều so với trước đây. Đặc biệt, tính năng chống rung này cũng hoạt động với cả chế độ video, mang lại cho bạn những thước phim mượt mà ngay cả khi không có sự hỗ trợ từ gimbal.
Fujifilm X-T50 có tất cả các tính năng quay video của X-T5, cung cấp khả năng quay video 6,2K ở tốc độ lên tới 30p với mức crop 1,23x và quay video 4K ở tốc độ lên tới 30p hoặc lên đến 60p với mức cắt xén 1,14x. Bên cạnh đó, thiết bị được tích hợp sẵn chế độ F-log và F-log 2, mang đến khả năng chỉnh sửa màu video chuyên nghiệp. X-T50 có thể xuất video qua cổng HDMI và được mã hóa bằng đầu ghi bên ngoài Atomos hoặc Blackmagic tương ứng dưới dạng ProRes RAW hoặc Blackmagic Raw.
Qua bài viết trên, có thể đánh giá Fujifilm X-T50 sẽ là thiết bị mới hấp dẫn với nhiều nhiếp ảnh gia. Máy ảnh này có chất lượng tương tự như các máy ảnh hàng đầu của Fuji như X-T5 và X100VI và khắc phục được nhược điểm của cả 2 máy này. Đây là máy ảnh chụp ảnh chất lượng cao có thiết kế gọn nhẹ, giá thành thấp hơn và có thể thay đổi ống kính, mang lại nhiều góc chụp linh hoạt.
Tuy giá thành có đắt hơn phiên bản tiền nhiệm nhưng bù lại máy được nâng cấp cảm biến với độ phân giải cao vượt trội, bộ xử lý nhanh hơn và được trang bị thêm hệ thống ổn định hình ảnh cũng như vòng xoay Film Simulations. Máy ảnh mới này, chúng tôi cho rằng rất đáng để bạn đầu tư nếu bạn yêu thích hệ màu của Fuji và thích sự nhỏ gọn, có thể mang đi chụp hàng ngày.