- Ống kính Leica độ mở F1.4-F2.3 lớn nhất hiện nay
- Thiết kế quyến rũ và chất lượng ảnh đỉnh cao
- Độ phân giải 10.1 MPs, góc chụp siêu rộng 24mm
- Bộ xử lý Venus VII
- Độ nhạy sáng ISO lên tới 12.800, chụp Macro 1cm
- Quay phim Full-HD 1080p âm thanh Dolby Stereo
- Màn hình máy ảnh 3” độ phân giải 920.000 điểm ảnh
Panasonic Lumix DMC-LX7 pin sạc thẻ nhớ 16gb.
- Máy ảnh kế tiếp dòng máy danh tiếng nhất của Pana
- Ống kính Leica độ mở F1.4-F2.3 lớn nhất hiện nay
- Thiết kế quyến rũ và chất lượng ảnh đỉnh cao
- Độ phân giải 10.1 MPs, góc chụp siêu rộng 24mm
- Bộ xử lý Venus VII
- Độ nhạy sáng ISO lên tới 12.800, chụp Macro 1cm
- Quay phim Full-HD 1080p âm thanh Dolby Stereo
- Màn hình máy ảnh 3” độ phân giải 920.000 điểm ảnh
Mẫu máy Panasonic Lumix DMC-LX7 là dòng máy ảnh bỏ túi cao cấp từ Panasonic sử dụng ống kính mang thương hiệu Leica.
Tuy có ngoại hình không khác nhiều phiên bản tiền nhiệm, nhưng LX7 nổi bật nhờ ống kính có độ mở f/1.4 rất ấn tượng. Ống kính này có độ dài tiêu cự 24-90mm, độ mở lớn tương ứng f/1.4-2.3, mang lại khả năng ghi hình ảnh tốt hơn trong nguồn sáng yếu và đảm bảo tốc độ chụp cho người dùng chụp ảnh cầm tay dễ dàng hơn. Như vậy, cùng với Samsung EX2F, Panasonic LX7 trở thành một trong những máy ảnh compact sở hữu ống kính có độ mở lớn nhất hiện nay.
LX7 sử dụng cảm biến CMOS, độ phân giải 10.1 Megapixel, so với phiên bản tiền nhiệm là cảm biến CCD - hao mòn điện năng hơn. Cảm biến mới cũng mang lại cho LX7 khả năng chụp liên tiếp 10 khung hình/giây, quay videp Full HD 1080p tốc độ 60 khung hình/giây với định dạng AVCHD, MP4.
Phía sau máy được trang bị với một màn hình LCD 3.0 inch, độ phân giải cao 920.000 điểm ảnh với góc nhìn rộng độ sắc nét cao và có thể điều chỉnh 11 bước với môi trường xung quanh, đảm bảo hiển thị tốt trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.
Cũng như phiên bản tiền nhiệm LX7 có ngàn mắn với phụ kiện ngoài như đèn flash và kính ngắm điện tử độ phân giải cao.
Panasonic Lumix DMC-LX7 hiện có mặt trên thị trường Việt Nam với giá khoảng 10.49 triệu đồng
Trong số các sản phẩm vừa ra mắt của Panasonic, chiếc Lumix DMC-LX7 được nhiều người chú ý vì dòng máy compact cao cấp LX của hãng này từng được đánh giá cao cả về thiết kế và tính năng. Máy có kích cỡ cảm biến nhỏ nhưng chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng, khẩu độ rộng, tốc độ chụp nhanh...
Chưa có sản phẩm trong tay để đánh giá trực tiếp, VnReview tổng hợp bài đánh giá nhanh này từ các trang công nghệ TechRadar, CNET, T3 để giúp bạn có thông tin sớm về model máy ảnh này.
Tính năng
Đã hơn hai năm kể từ khi Panasonic nâng cấp dòng máy ảnh compact cao cấp LX và đối với Panasonic thì đây là một khoảng thời gian thực sự khá dài.
Chiếc LX3 đã tạo ra một "chấn động" lớn trên toàn thế giới, khi nó thật sự là một thiết bị phổ biến với những người dùng DSLR đang tìm kiếm một máy ảnh dự phòng để mang theo mọi nơi. Tuy nhiên, chiếc LX5 ra sau đó với những tính năng được nâng cấp "vừa phải" có vẻ như đã không gây được ấn tượng tốt như vậy.
Công bằng mà nói thì một số tính năng cải tiến khá thú vị đã xuất hiện trên thị trường máy ảnh compact từ năm 2010 khi chiếc LX5 lần đầu xuất hiện.
Fujifilm đã cho ra mắt chiếc X100 (định dạng APS-C) và chiếc máy ảnh siêu cao cấp X10 (định dạng 2/3-inch), trong khi Canon phát hành chiếc máy ảnh G1 X kích thước lớn và có bộ cảm biến tương đương APS-C trong cùng quãng thời gian đó. Những chiếc máy ảnh này khá là nặng kí, khiến chúng có vẻ không thuộc vào thị trường máy ảnh compact.
Thay vào đó, LX7 cạnh tranh trực tiếp với chiếc S100 của Canon về độ mỏng nhẹ với một loạt các tính năng thú vị, và chiếc RX100 mà Sony vừa công bố gần đây được trang bị bộ cảm biến 1 inch.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên với quyết định của Panasonic khi tiếp tục trang bị cho LX7 bộ cảm biến nhỏ 1/1.7 inch tương đương với bộ cảm biến tìm thấy ở chiếc LX5. Tuy nhiên, đây là một bộ cảm biến mới được thiết kế, theo Panasonic cho biết là có khả năng hoạt động với hiệu suất tốt hơn ở độ nhạy cao và trong điều kiện ánh sáng yếu.
Một trong những điểm quan trọng để nhớ đến chiếc LX7 là nó có thể duy trì một khẩu độ chụp nhanh trong toàn bộ phạm vi zoom của nó. Ở mức zoom xa nhất, khẩu độ vẫn đạt f/2.3, trong khi với chiếc RX100 thì khẩu độ chỉ có thể đạt được f/4.9 tại điểm chụp xa tối đa. Panasonic chỉ ra rằng điều này có nghĩa là chiếc LX7 có thể hoạt động tại một số điểm dừng thấp hơn so với chiếc RX100, cho phép chụp với độ nhạy sáng thấp hơn.
Panasonic cũng tin rằng trong điều kiện ánh sáng tốt, và tốc độ màn trập giống nhau thì sự khác biệt trong chất lượng hình ảnh giữa 2 chiếc máy là rất nhỏ, mặc dù kích thước cảm biến của LX7 rất khiếm tốn so với cảm biến của RX100.
Trong khi đó, với giá 550 bảng (khoảng 17,9 triệu VND), chiếc RX100 đắt hơn so với một số máy ảnh không gương lật đang có mặt trên thị trường, còn LX7 có giá phải chăng hơn, 449 bảng (khoảng 14,6 triệu VND).
Chất lượng Built Quality và khả năng xử lý
Sẽ rất khó để bạn có thể nhận ra được điểm khác nhau giữa chiếc LX5 và LX7 chỉ với cái nhìn đầu tiên, bởi vì chiếc LX7 có khung máy khá giống LX5. Một điểm bổ sung khá thú vị mà chiếc máy có được là một vòng xoay chỉnh khẩu độ bao quanh ống kính - tương tự như chiếc S100 của Canon và chiếc RX100 của Sony. Khi xoay vòng điều chỉnh này sẽ thấy một tiếng click nhẹ, chắc chắn đây sẽ là một tính năng hấp dẫn các nhiếp ảnh gia truyền thống. Vòng chỉnh khẩu độ này được gắn cùng với một nút chuyển đổi nằm trên ống kính để cho phép thay đổi tỉ lệ khung hình (aspect ratio), và một nút khác để thay đổi chế độ lấy nét (giữa chế độ tự động lấy nét, lấy nét macro và lấy nét bằng tay).
LX7 có một số nút bằng kim loại, mang lại cảm giác chắc chắn. Mặt sau máy không có nhiều nút bấm, nhưng có khá nhiều nút cho phép truy cập trực tiếp tới các tính năng hay dùng. Các tính năng quan trọng mà không có nút bấm trực tiếp được đặt trong Quick Menu (phím có chữ Q), tuy nhiên, không giống như RX100 của Sony, chiếc LX7 có vẻ như không có nhiều khả năng tuỳ chỉnh.
Bánh xe xoay nằm ở góc trên phải của mặt sau máy có thể được sử dụng để thay đổi khẩu độ hay tốc độ màn trập, tuỳ thuộc vào chế độ mà bạn đang chụp hình. Cũng giống như trên các máy ảnh dòng G của Panasonic, bạn có thể ấn vào bánh xe này để chuyển đổi giữa các chế độ điều chỉnh khẩu độ/tốc độ màn trập và bù phơi sáng. Đây là một tính năng tiện dụng, tiết kiệm rất nhiều việc bấm nút.
Bất cứ ai quen thuộc với các máy ảnh Panasonic sẽ cảm thấy như "ở nhà" với hệ thống menu trên LX7, khá tương tự như với "người anh" LX5 và cũng có khá nhiều điểm chung với những chiếc máy ảnh dòng G. Một điều khá khó chịu với hệ thống menu là thay vì nhấn nút trung tâm "OK" thì với LX7 người dùng phải ấn nút điều hướng bên phải để truy cập các chức năng nhất định. Nhất nút OK sẽ khiến máy thoát khỏi menu hoàn toàn, điều này cũng có thể gây ra một chút bực bội.
Máy có thể lấy nét tự động khá nhanh chóng bằng cách nhấn vào nút bên trái cạnh nút xem lại, sau đó di chuyển xung quanh với các hướng mũi tên cho đến khi điểm lấy nét mong muốn được chọn.
Mặc dù Panasonic được cho là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ màn hình cảm ứng nhưng đây là một sự hổ thẹn lớn khi các thao tác trên không thể tăng tốc bằng một màn hình cảm ứng trên chiếc LX7 - máy không được trang bị màn hình cảm ứng.
Hiệu năng
Mặc dù chiếc LX7 được đánh giá trong bài chỉ là một mẫu tiền sản xuất, nhưng thực sự hình ảnh chụp được khá ấn tượng.
Nhiều người có thể sẽ thất vọng bởi quyết định gắn bó với bộ cảm biến kích thước tương tự như chiếc LX5 của Panasonic, thay vì chọn lựa nhằm cho ra một thiết bị có cảm biến lớn hơn, chẳng hạn giống như chiếc RX100 của Sony.
Tuy nhiên, Panasonic muốn chỉ ra rằng những gì họ thiếu trong kích cỡ cảm biến sẽ được bù lại ở khẩu độ rộng. Như đã nói ở trên, tại mức zoom xa nhất của ống kính, LX7 vẫn có thể duy trì khẩu độ f/2.3 - rộng hơn nhiều so với khẩu độ f/4.9 của RX100.
Trên thực tế, thử nghiệm chụp ảnh bằng LX7 có thể thấy, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu, máy ảnh có khả năng tạo được những bức ảnh chất lượng cao với kiểm soát nhiễu rất tốt.
Mặc dù bộ cảm biến nhỏ, máy vẫn chụp khá tốt ở độ sâu trường ảnh hạn chế.
Nói chung, màu sắc của ảnh khá tốt, sáng và sống động mặc dù LX7 không phải thuộc những chiếc máy ảnh nằm trong top đầu. Chế độ tự động cân bằng trắng cũng thể hiện một hiệu suất tốt trong nhiều điều kiện khác nhau, và có thể dễ dàng điều chỉnh trong Quick Menu nếu nó không hoàn toàn chính xác.
Màn hình LCD hoạt động rất tốt trong điều kiện ánh sáng mặt trời, cho phép bạn xem các hình ảnh trên màn hình, vì không có kính ngắm. Có một hotshoe trên đỉnh máy và một cổng để gắn một kính ngắm ngoài EVF nếu bạn cảm thấy cần.
So sánh với một số model ngang tầm giá:
Ảnh chụp thử
Các bức ảnh dưới đây được chụp từ LX7, dung lượng ở mức 5MB.
Màu sắc trống rất tự nhiên từ chiếc LX7, tươi sáng và có hiệu ứng mạnh mẽ mà không quá sống động.
Bộ cảm biến 10 megapixel của LX7 thể hiện được khá nhiều chi tiết.
Tương tự như các máy ảnh không gương lật dòng G của Panasonic, chiếc LX7 có khá nhiều bộ lọc sáng tạo, trong đó bức ảnh này được chụp bởi hiệu ứng cross processed.
LX7 có một ống kính góc rộng, cho phép bạn nhận được rất nhiều chi tiết trong một khung cảnh.
LX7 xử lý hình ảnh tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, nhờ ống kính f/1.4. Tính năng tự động cân bằng trắng cũng thực hiện tuyệt vời khi giữ màu sắc chính xác và tự nhiên.
LX7 có độ mở tối đa f/2.3 ở cuối điểm chụp xa của ống kính. Đây cũng chính là đặc điểm mà theo như Panasonic nói rằng các đối thủ của LX7 không có, bao gồm cả chiếc RX100.
Nhận định
Thị trường máy ảnh compact cao cấp là một trong những lĩnh vực thú vị nhất của công nghệ tại thời điểm này. Khi các nhà sản xuất bắt đầu tách mình khỏi các mẫu máy ảnh entry-level thì sự phát triển trong lĩnh vực máy ảnh cao cấp càng ngày càng trở nên thú vị.
Panasonic có một tiền đề tốt với dòng LX, với chiếc LX3 đã chứng minh được sự phổ biến của nó. LX5 thì không gặt hái được nhiều thành công như LX3, do đó, công ty chắc chắn sẽ kì vọng vào sự thành công lớn hơn của LX7.
Ấn tượng ban đầu của chiếc máy là rất tốt, và có vẻ như chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều hơn không chỉ là cuộc đối đầu với chiếc RX100 mà Sony vừa mới công bố, dẫu cho chúng ta sẽ cần phải làm thêm những cuộc thử nghiệm khác để được thuyết phục hoàn toàn.